Khóa học

Lớp tập yoga mỗi ngày, Trung tâm Yogadaily TPHCM
Học phí chỉ bằng 1 ly cafe. Tương đương 15.000đ/buổi tập.
Khóa học Yoga cơ bản - Nghệ thuật sống khỏe mạnh & hạnh phúc
Tặng ngay voucher 10% tập Yoga thường xuyên. Số lượng có hạn.
YOGA CƠ BẢN 2 - Xây dựng nền tảng tư thế vững vàng & thoải mái
Ứng dụng cơ thể học và định tuyến tư thế giúp bạn tự tin tập bất kỳ tư thế nào

Cảm nhận của học viên

Từ buổi đầu bỡ ngỡ và sau một tuần tập luyện mới biết rằng các tư thế tập luyện trước đó chưa đúng "định tuyến" nên gây đau lưng và khớp gối trong thời gian dài do quá trình tự tập luyện tại nhà chưa đúng phương pháp. Thật là hiệu quả, chỉ sau 01 tuần, cột sống hết đau hẳn và đến tuần thứ 03 khớp gối đã giảm đau rõ rệt.
Ths Minh Tuấn
Giám đốc eduEnter
Khi đã hiểu rõ bản chất và tác dụng của các tư thế yoga, tôi được hướng dẫn để “thiền” trong từng tư thế, qua đó trải nghiệm rất sâu các tác động, tác dụng của mỗi asana đến từng ngóc ngách cơ thể. Sau mỗi bài tập là cảm giác rất thư giãn, khỏe khoắn. Như thế mới đúng là tập yoga!
Ms Lê Oanh
Nhà sáng lập Kalin Spa
Sống Hạnh phúc của Yogadaily là một chương trình tuyệt vời dành cho những ai đang cảm thấy lạc lõng giữa cuộc sống. Mọi người trong Yogadaily rất đáng yêu, nhiệt tình và tâm huyết. Cám ơn chương trình đã giúp tôi tìm lại chính mình, giúp tôi học cách giải quyết những muộn phiền trong cuộc sống để tìm lại cân bằng và hạnh phúc.
Ms Hồ Trang
Graphic Designer Sunflower Media
Yoga đã mang lại những giá trị thiết thực cho tất cả mọi người, biết sống và yêu thương, biết ơn tất cả những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho mỗi chúng ta. Cám ơn cô Bùi Châu Đảo và đội ngũ các bạn trong Yogadaily đã giúp bản thân tôi có những suy nghĩ tích cực và sẽ biến đổi thành động lực trong cuộc sống.
Mr Hữu Tâm
Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Thùy Dương
Ngay từ buổi tập đầu tiên mình đã cảm nhận được sức khỏe của mình tốt hơn, giúp tâm mình thư thái hơn. Điều tuyệt vời hơn hết đó là các điều cơ bản của một huấn luyện viên yoga đã được chuẩn bị rất chu đáo giúp mình học theo và thực hành một cách nhanh chóng. Cám ơn Yogadaily.
Ms Kim Nhi
Giám đốc Spa Nano

Bệnh trầm cảm – Biểu hiện và cách chữa trị

Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý đang nhận được sự quan tâm rất lớn trong xã hội hiện nay bởi những hệ quả đáng sợ mà nó gây ra. Trầm cảm đáng sợ bởi nó gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng, ăn mòn tâm trí người bệnh, khiến họ cảm thấy bất lực với cuộc sống, cuối cùng là tìm đến cái chết vì người bệnh cho rằng đó là cách để giải thoát bản thân. Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh và xã hội, đứng thứ hai sau bệnh lý tim mạch.

Trầm cảm là chứng bệnh như thế nào?

Trầm cảm được đặc trưng bởi tâm trạng buồn chán, tự ti, cảm thấy tội lỗi kéo dài dai dẳng. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trầm cảm đa phần do sang chấn tâm lý khi bị chấn động bởi một “cú sốc” nào đó trong cuộc sống hoặc do phải sống trong một môi trường áp lực kéo dài quá sức chịu đựng. Trong đó, một số áp lực tâm lý hay gặp như mất người thân, ly hôn, vấn đề con cái, chuyện tình cảm, áp lực cơm áo gạo tiền hoặc những biến động lớn trong cuộc sống… Những sang chấn tâm lý này theo thời gian, tác động từ từ khiến người bệnh rơi vào trạng thái thất vọng, chán nản và đau khổ. Tương tự,  khi bị bỏ rơi, khi mất hy vọng, thất bại trong sự nghiệp, gây tội lỗi, bị xử phạt, bị hiểu lầm làm giảm tính tự tôn cũng dễ dẫn tới trầm cảm… Các bác sĩ cho biết, người mắc chứng trầm cảm thường có các dấu hiệu điển hình như: 

–  Lúc nào cũng cảm thấy buồn chán hoặc bất hạnh đến mức hoàn toàn đau khổ mà không dứt ra được. Cảm thấy nản lòng và bi quan về tương lai hơn trước. Thấy vô dụng, thất bại. Không còn thích thú về những điều trước đây vẫn thường ưa thích. Không quan tâm đến bất cứ điều gì xung quanh.

–   Khó tập trung suy nghĩ, giảm trí nhớ; Luôn có cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì; Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều.

–   Hay cáu gắt, giận dữ, tính cách thất thường. Thường trong trạng thái căng thẳng. Phản ứng thái quá với những sự việc xung quanh.

–   Rối loạn ăn uống, tăng cân hoặc giảm cân nhiều.

–  Người bệnh luôn tự tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất xảy ra cho bản thân và người quanh mình. Khi bệnh trầm cảm đã ở mức trầm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy chán sống, muốn bỏ tất cả và có ý định tự tử, một số khác thì có ý định làm hại những người xung quanh.

Triệu phú dậy sớm

Trầm cảm – chứng bệnh đáng sợ hơn chúng ta tưởng!

Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ cư xử và cả sức khỏe bệnh nhân. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trên tâm thần kinh mà còn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch, mất ngủ, đau đầu, đau lưng, giảm ham muốn tình dục, rối loạn ăn uống, gây mệt mỏi kéo dài và hệ quả nguy hiểm nhất chính là tự sát hoặc hoang tưởng dẫn đến làm tổn thương người khác.

Khi bị trầm cảm, con người ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật chán trường, buồn bã và tuyệt vọng, bệnh nhân có xu hướng tự tử, làm tổn thương bản thân. Người ta thường chỉ tự sát khi cuộc đời không còn gì có thể cứu vãn, và trầm cảm có thể làm được điều đó. Trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy cuộc đời thật vô vọng, để rồi tự kết thúc cuộc đời đau khổ của mình. Bên cạnh đó, để xoa dịu tâm trạng, người bệnh có xu hướng tự tìm đến những “phương thuốc” giúp họ thoải mái hơn, và đó thường là chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…Và chính những tác nhân này lại càng làm cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là tử vong nếu không được quan tâm chăm sóc và điều trị tích cực.

Rượu

Điều trị trầm cảm như thế nào cho đúng?

Việc điều trị trầm cảm hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức và khó khăn. Phần lớn bệnh nhân trầm cảm đều không được nhận biết và điều trị sớm, nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm còn bị kỳ thị.

Mục tiêu trong điều trị trầm cảm nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh hoặc ổn định bệnh càng sớm càng tốt, khi đó có thể duy trì các chức năng xã hội cho người bệnh và tiến tới hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, điều trị trầm cảm cần phải kéo dài, tuy nhiên việc dùng thuốc tây y thường gây ra tác dụng không mong muốn, khiến bản thân bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nên cả bệnh nhân và gia đình đều không tuân thủ, bỏ điều trị. Chính vì vậy càng làm cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Thực tế, trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nặng nhưng không phải không có phương pháp điều trị triệt để, vì vậy, bản thân người bệnh cũng như gia đình cần kiên trì điều trị, thay đổi nhiều phương pháp nếu cần thiết để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh

Người bị trầm cảm được dùng thuốc chống trầm cảm, kết hợp với thuốc an thần, thuốc giải lo âu. Họ luôn có thể có ý tưởng và hành vi tự sát. Vì vậy việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong 2 tuần đầu điều trị là rất quan trọng. Vì phải cần ít nhất từ 2-3 tuần thì thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng và mới cải thiện được triệu chứng trầm cảm của người bệnh. Bản thân người bệnh dù là đã được điều trị hay trong quá trình điều trị cũng cần tạo cho bản thân một lối sống khoa học, lành mạnh như ăn ngủ nghỉ điều độ, thư giãn đầu óc, tập luyện thể dục thể thao, tập yoga, thiền định hoặc dưỡng sinh, giao lưu trò truyện với bạn bè, xã hội cũng giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm, giúp việc điều trị thuận lợi hơn cũng như phòng ngừa trầm cảm tái phát.

***

10 biểu hiện của bệnh nhân trầm cảm

Tâm hồn thanh thản

Hẳn các bạn còn nhớ những trường hợp như năm 2017, một bà mẹ giết chết chính con trai 33 ngày tuổi của mình, hay tháng 7/2018 vừa qua trường hợp bà mẹ giết chết con trai và cháu sau đó tự tử nhưng không thành… Sau những sự việc này, chúng ta mới bàng hoàng nhận ra một căn bệnh nguy hiểm đang hiện hữu quanh ta đó chính là “Trầm cảm“. Trầm cảm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng do người mắc không còn được sáng suốt, có thể tự gây tổn thương cho chính họ hoặc những người xung quanh. Nếu phát hiện sớm ra trầm cảm thì sẽ hạn chế được rất nhiều trường hợp đáng tiếc như trên.

Bệnh nhân trầm cảm cũng như các bệnh lý khác đều có những biểu hiện để nhận biết bệnh. Dưới đây là 10 biểu hiện rõ nét nhất của người bị trầm cảm:

1. Khí sắc buồn

Đây là biểu hiện tiêu biểu của chứng trầm cảm. Người mắc bệnh thường có khí sắc buồn trầm, nét mặt ủ rũ, buồn bã chán chường và bi quan.

2. Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài

Người mắc chứng trầm cảm, cơ thể của họ dường như luôn ở trạng thái căng thẳng liên tục dẫn đến mệt mỏi lo âu, stress kéo dài.

3. Những triệu chứng bất thường trên hệ tiêu hóa

Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm. Giữa trầm cảm với những rối loạn tiêu hóa, cái nào có trước, cái nào có sau vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp, tựa như “Con gà hay quả trứng có trước?”. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra hai bệnh lý này rất thường đi kèm với nhau. Có tới 50-90% bệnh nhân IBS (hội chứng ruột kích thích), 34% bệnh nhân loét đại tràng và 52% bệnh nhân khó tiêu chức năng bị mắc kèm ít nhất 1 rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.

4. Rối loạn giấc ngủ

Sự mệt mỏi, lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Rồi khó ngủ mất ngủ lại khiến cho tâm trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn.

Một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những biểu hiện sớm và phổ biến ở người trầm cảm.

5. Mất khả năng tập trung và ghi nhớ

Nếu trước đây, người bệnh có trí nhớ rất tốt khả năng tập trung cao thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ bắt đầu quên đi những điều cơ bản, tự dưng không thể nào nhớ được tên, số điện thoại của người nhà.

6. Không giữ được cảm xúc dễ mất kiểm soát bản thân cáu gắt, nổi nóng

Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng bạo lực hơn. Họ trở nên dễ cáu giận, nổi nóng khó chịu một cách khó hiểu không rõ nguyên nhân. Chả hạn như trong bữa cơm gia đình, mọi người đang thảo luận với nhau vui vẻ nhưng bản thân người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất khó chịu, bực bội trong người thậm chí là bỏ ăn, cáu gắt, ném bát đũa, la ó và chửi rủa.

7. Giảm hứng thú với sở thích của mình và tình dục

Trước đây có thể bạn rất thích nấu ăn nhưng bỗng dưng bạn không còn hứng thú với sở thích này đối với người trầm cảm là dễ hiểu. Người trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.

8. Tự ti tuyệt vọng với bản thân

Nội tâm của bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng phê bình, tự phê bình một cách ghê gớm thậm chí chúng hủy hoại tâm trạng của bệnh nhân. Việc đấu tranh tư tưởng, tự trách và hạ thấp bản thân là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm nặng.

9. Các cơn đau

Không chỉ tâm lý, tâm trạng bị ảnh hưởng do trầm cảm gây ra. Không ít bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nhức xương khớp hay rối loạn tiêu hóa.

Khi gặp các cơn đau, mệt mỏi mãn tính mà không tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết hãy đến gặp chuyên gia, bác sĩ tâm thần vì đó có thể là biểu hiện trầm cảm.

10. Có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát

Suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời hoặc lên những kế hoạch tự sát rất hay có ở người trầm cảm. Nếu chú ý, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu ở người trầm cảm muốn tự sát như có kế hoạch tự sát (chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…), tự gây tổn thương cho mình (cào, tự cắt vào da thịt…), hoặc đã từng tự tử trước đây. Khi có những dấu hiệu này thì đây là một tình trạng báo động khẩn cấp và người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ là trầm cảm, bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm nhanh để biết được mức độ trầm cảm là nhẹ, vừa hay nặng. Trong trường hợp mức độ trầm cảm nhẹ đến vừa, bạn có thể sử dụng các phương pháp tập luyện thể dục, thể thao, yoga để giúp cải thiện tâm trạng cũng như các triệu chứng liên quan tới trầm cảm. Trường hợp trầm cảm mức độ nặng, cách tốt nhất là bạn phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

 

Có thể bạn quan tâm:

Khóa học yoga cơ bản cho người mới

Lớp tập yoga thường xuyên mỗi ngày

Lớp tập Yoga ứng dụng trị liệu, phục hồi

Tin liên quan

5 lý do bạn cần tập Yoga mỗi ngày

Làm thế nào để có sức đề kháng tự nhiên hoàn hảo

Nghiên cứu phát hiện tập yoga giúp ngăn ung thư lây lan và tái phát

Tác hại của "hội chứng công nghệ" và giải pháp

Lợi ích của việc dậy sớm mỗi ngày

Nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị bệnh trĩ

Bệnh trầm cảm - Biểu hiện và cách chữa trị

CÓ RẤT NHIỀU BỆNH, ĐỀU LÀ DO RẢNH QUÁ MÀ RA

Gọi điện ZaloChỉ Đường