Đọc và Ngẫm!!!
Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời. Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả”.
Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.
Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D. Không ai vui cả.
Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.
Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng.
Giáo sư đã nói với họ rằng: “Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế!”.
Cuối cùng ông tổng kết: “Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội!”.
“Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra”.
Một câu chuyện đáng suy ngẫm.
***
Lúc còn non nớt thì chân thành. Cảm ơn, cảm tạ, mang ơn, nặng nghĩa… Nhưng 90% thanh niên đi làm ở VN đều có một thói rất xấu tự hủy hoại uy tín, sự nghiệp: khi làm được một thời gian, ‘đủ lông đủ cánh’ là:
– Tưởng mình giỏi, nghĩ mình hơn người
– Tưởng là chủ may mắn có được mình chứ không phải bản thân may mắn khi có người chắp thêm đôi cánh, nâng đỡ, dạy dỗ và tạo cơ hội!
– Tưởng đi đâu cũng kiếm được việc!
– Tưởng chủ chẳng làm gì mà ăn lời nhiều thế, chủ giàu lên là do mình!
– Tưởng mình quan trọng lắm trong một tổ chức.
Ấm ức sinh sân si! Sân si sinh thù hận! Thù hận sinh phản bội! Phản bội sinh tà tâm!
Làm chủ, rất nhiều người không cần giỏi chuyên môn, nhưng giỏi về tầm nhìn và con người.
Làm chủ, bỏ tiền bạc, chất xám và uy tín mà cả đời luôn phải nỗ lực từng ngày. Để đứng vững, để cạnh tranh, để giữ được miếng cơm cho tất cả!
Làm chủ, họ không giỏi về nghề, nhưng họ giỏi vì tìm ra được những người giỏi và có đức về làm cho họ.
Có tài mà kiêu ngạo thì có thay 3 đời 7 kiếp chủ thì vẫn không bao giờ thành công như người ta 😓
Có 3 người thầy cần trân trọng trong cuộc đời:
1 – Người giúp mình khi hoạn nạn
2 – Người cho mình trí thức, hiểu biết
3 – Người giúp mình kiếm được tiền.
Bạc bẽo, vô ơn hoặc kiêu ngạo mãi mãi chỉ như hoa chờ mùa mà nở! Ăn xổi thì không bao giờ thành công!
Có tài mà không có đức, có mắt mà không biết nhìn xa, giỏi đến mấy cũng là vô dụng!
Suy nghĩ hình thành hành động
Hành động tạo nên thói quen
Thói quen tạo ra cuộc đời
Mà cuộc đời của bạn sang hay hèn là do bạn quyết định.
Đừng bao giờ hỏi “Vì sao đi làm bao năm vẫn khổ, vì sao làm việc bao lâu vẫn không bằng người ta”.
Bởi vì trời cao thấu hết!!
Nếu chưa từng nỗ lực, chưa từng hi sinh đừng mong cầu chỗ đứng trong thiên hạ 🤲🏻
Đến lúc nhận ra, hối hận thì cũng muộn rồi!
Đạp người khác đổ. Chính bạn đổ trước & thậm chí bị thanh gỗ đập ngược vào mặt 🙂