Chúng ta đều biết Elon Musk là một người cực kỳ thông minh, và hiện đang là người giàu nhất thế giới. Nhưng, trước khi trở thành tỷ phú, tài sản duy nhất của ông là “bộ não” cùng tầm nhìn thay đổi thế giới và nhân loại.
Các ý tưởng của ông, cái thứ mà ban đầu nhiều người cho là giấc mơ, thì giờ đều trở thành hiện thực. Ông có thể được coi là một Serial Entrepreneur, người liên tục đưa ra các ý tưởng và thành lập các công ty mới, những người thành lập các công ty mới sau khi đã làm chủ một hay nhiều doanh nghiệp trước đó, nhưng thay vào đó, chúng ta có thể đặt ra một thuật mới dành riêng cho ông: Parallel Entrepreneur, những người thực hiện cùng lúc nhiều ý tưởng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Không chỉ gầy dựng doanh nghiệp, ông còn cách mạng hóa tất cả ngành công nghiệp mà mình tham gia vào như: Tiền điện tử – Ecash (Paypal), xe điện (Tesla), công nghệ tên lửa (SpaceX) và dịch vụ năng lượng (Solacity).
Nhưng trước khi chinh phục đỉnh của ngọn núi cao nhất, Musk đã phải trải qua rất nhiều lần vấp ngã, gặp thất bại và rắc rối. Nhưng ông đã thành công chạm đến đỉnh núi vì ông luôn tin rằng: “Nếu có điều gì đó đủ quan trọng, bạn nên thử, ngay cả khi kết quả có thể xảy ra là thất bại”.
Ở đây chúng ta sẽ đi sâu vào những nốt trầm của Tony Stark ngoài đời thực này:
Quá khứ bị bắt nạt
Musk được sinh ra ở Nam Phi, cha ông là kĩ sư và mẹ ông là người mẫu. Bạn có thể gọi ông là tên Mọt Sách, luôn vùi đầu trong sách vở và máy tính. Musk cũng chưa là từng là người thích giao lưu hay mở rộng mối quan hệ. Nhỏ tuổi và yếu ớt hơn những học sinh khác. Ông trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ bắt nạt. Tuối thơ của ông là những chuỗi ngày dài “đau đơn, tột cùng”. Đơn cử trong một lần bị bắt nạt, ông bị ném xuống cầu thang, bị đánh đến mức bất tỉnh và phải nhập viện. Musk bị thương nghiệm trọng đến giờ đây ông vẫn bị vấn đề trong việc hô hấp.
Nỗ lực vào Nescape
Không nhiều người biết điều này, nhưng Musk đã từng nộp đơn xin việc tại Nescape, tuy nhiên, ông không nhận được bất kỳ lời hồi đáp nào từ công ty vì không có nền tảng về khoa học máy tính. Ông chỉ được cấp bằng kinh tế và vật lý từ tường Wharton. Ông thậm chí đã đến văn phòng của họ, nhưng rốt cuộc phải quay về vì quá xấu hổ để bắt chuyện với ai. Sau đó, Musk quyết định theo đuổi ý tưởng riêng của mình và từ đó gây dựng lên Zip2, một thông tin về phần mềm web, cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp trực tuyến. Nếu lúc đó ông không quá ngại ngùng hoặc Nescape là một trong những công ty công nghệ hàng đầu tại thời điểm đó, và Musk đã bỏ lỡ cơ hội vì sự “rụt rè” của mình.
Tranh chấp Zip2
Zip2 – công ty do Musk và anh trai ông thành lập, hoạt động rất tốt dưới sự dẫn dắt của Musk trên cương vị CEO. Thế nhưng, Hội đồng quản trị, để chuẩn bị cho chiến lược phát triển tầm dài, đã quyết định khai trừ Musk với tư cách là giám đốc điều hành công ty của chính mình. Hội đồng quản trị cho rằng Musk không đủ tư cách nghiệp vụ cần thiết nên không làm Giám đốc điều hành công ty. Một vấn đề khác được hội đồng nhìn nhận là sự thiếu kinh nghiệm của ông và vì thế bổ nhiệm một CEO khác. Ông vẫn giữ cổ phần của mình và khi công ty bán cho Compag, ông được nhận 22 triệu đô la.
Bị đuổi khỏi Paypal
Musk thành lập nên X.com, một công ty thanh toán trực tuyến, mà sau này trở thành Paypal. Tháng 4/2020, ông trở thành CEO của công ty. Không lâu sau đó, Musk tranh cãi với CTO (Giám đốc công nghệ) về việc phát triển sản phẩm trên hệ thống điều hành nào, Windows hay Unix. Sự bất đồng dẫn đến việc ông bị tước vị trí CEO của Paypal, khi đang hưởng tuần trang mật cùng vợ.
Trải nghiệm “cận kế cái chết”
Trong một kỳ nghỉ ở quê nhà Nam Phi, ông đã trải nghiệm cảm giác suýt chết. Ông bị sốt rét não, một biến chứng của bệnh sốt rét do Plasmodium Falcipaum gây ra, có tỷ lệ tử vong đến đến 20% ngay cả khi được điều trị. Ông mất sáu tháng đề hồi phục và sụt mất 45 Ibs trong khoảng thời gian đó. Musk thường khẳng định, giây phút cận kề cái chết đã giúp ông lấy lại sự tập trung và nguồn năng lượng. Trải nghiệm này không ảnh hưởng đến tinh thành của Musk và chắn chắn không ảnh hưởng đến khiếu hài hước của ông ấy. Trong đó hồ sơ Google+, ông đã viết: Quyền được hãnh diện: Vẫn chưa chết. Ông thậm chí có lần nói đùa rằng: “Bài học của tôi khi đi nghỉ mát: kỳ nghỉ sẽ giết bạn”.
Sự qua đời đột ngột của con trai
Chứng kiến con mình qua đời có lẽ là điều tồi tệ nhất đối với bất cứ ai. Musk chào đón con trai đầu lòng với người bạn gái lâu năm và cũng là người vợ đầu tiên, Justine Wilson, vào tháng 5/2002. Họ đặt tên cho con trai là Nevada Alexander. Nhưng đứa trẻ đã qua đời vì hội chứng đột tử ở sơ sinh (SIDS) khi mới 10 tuần tuổi. Khi các nhân viên y tế chết, đứa trẻ đã bị chết não vì thiếu oxy quá lâu. Musk chưa một lần nhắc đến sự việc đau buồn này.
Thất bại ở Nga
Năm 2001, Musk lên ý tưởng cho “Mars Oasis” một dự án trồng cây trên đất sao hỏa. Ông cùng với một vài người khác, đã tới Moscow để tìm kiếm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), vật có khả năng vận chuyển kiện hàng vào không gian. Họ đến gặp một vài công ty, nhưng đều bị từ chối. Sau 6 tháng, ông trở lại Nga cho một dự án tương tự. Lần này, họ được đề nghị một thỏa thuận dự án 8 triệu đô la cho một tên lửa, là con số mà Musk cho là quá đắt. Trên chuyến bay về từ Moscow, Musk đã nghĩ đến việc tạo ra công ty của riêng mình để chế tạo tên lửa với giá cả phải chăng. Và vì vậy, SpaceX ra đời.
Khủng hoảng SpaceX
Tháng 6/2002, Musk thành lập SpaceX, với mục tiêu giảm chi phí vận chuyển vào không gian và hiện thực hóa việc thống trị sao Hỏa. Musk đã đầu tư rất nhiều tiền mà ông có được từ doanh thu của Paypal vào SpaceX. Ba lần phóng tên lửa đầu tiên của công ty thất bại đã gây ra sự hoài nghi trong nhiều nhà đầu tư. Họ chỉ còn đủ tiền cho một lần phóng nữa và họ gần như đã đi đến bờ vực của sự phá sản. Đó là khoảng thời gian rất căng thẳng đối với Musk. Lần phóng tên lửa thứ tư là một thành công lớn và kết quả là SpaceX đã nhận được hợp đồng từ NASA với trị giá 1,6 tỷ USD. SpaceX đã gửi thành công tên lửa vào không gian với chi phí chỉ bằng 1/3 so với bất kỳ hãng nào trong ngành. Musk đã đặt cược tất cả cho SpaceX, và may mắn cho ông, nó đã thành công mỹ mãn.
Khủng hoảng Tesla
Musk thành lập Tesla Motors vào năm 2003, một công ty sản xuất ô tô điện với giá cả phải chăng. Chiếc xe điện đầu tiên của công ty Roadster, một chiếc xe hiệu suất cao nhưng không thực sự phải chăng. Việc ra mắt bị trì hoãn và công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề tài chính nghiêm trọng, đến mức sắp phải đóng cửa.
Chính Musk từng thừa nhận rằng, năm 2008 là năm tồi tệ nhất trong cuộc đời ông. Chiếc xe có giá gần gấp đôi so với dự tính, do đó dẫn đến sự thiếu hụt ngân sách. Sau đó, Musk phải đưa ra một quyết định hệ trọng: hoặc đặt toàn bộ tiền tiết kiệm của mình vào công ty, hoặc chứng kiến công ty của mình biến mất. Musk không xem vế thứ 2 là một sự lựa chọn , và do đó ông đã cược mọi thứ. Lần này, may mắn đã mỉm cười với Musk khi chiếc xe nhận được đánh giá tuyệt vời về khả năng vận hành.
Trắng tay
Sau đó đổ tất cả tiền bạc Tesla và SpaceX, Musk hoàn toàn cạn kiệt. Musk sống bằng các khoản vay cá nhân kể từ tháng 10 năm 2009. Ngay cả công ty cũng không mang lại lợi nhuận đáng kể và phải vay 465 triệu đô từ Bộ năng lượng Hoa Kỳ. Trước đó, Tesla sống sót chủ yếu nhờ vào các khoản đầu tư cá nhân của Musk, và điều này không còn có thể xảy ra. Việc ly hôn với vợ càng khiến mọi thứ tệ hơn. Và rồi, Tesla trở thành vị cứu tinh cho Musk, bù đắp cho mọi khủng hoảng và mang đến cho ông 6,7 triệu đô la Quyền chọn cổ phiếu (Stock Options).
Musk có lẽ là một chuyên gia trong việc thất bại một cách thành công. Thất bại dường như không phải điều khiến ông bận tâm, nó đúng hơn một yếu tố cần thiết. Nói theo cách của Musk: “Thất bại là một lựa chọn. Nếu bạn hay công việc của bạn chưa từng thất bại, nghĩa là bạn chưa đủ sáng tạo”.
Musk quản lý hiệu quả ba công ty, năm đứa con của mình mà thậm chí vẫn còn thời gian để tiếp tục suy nghĩ về tương lai. Với một tỷ phú đam mê và sáng tạo như Musk, chỉ có thời gian mới có thể trả lời những điều ông đang áp ủ cho thế giới là gì.
Your Story – Elon Musk and the art of failing successfully
Bản dịch: BizToday.vn
Khóa học yoga cơ bản cho người mới
Lớp tập yoga thường xuyên mỗi ngày