Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp lan tràn, hầu hết những lao động mất việc chỉ biết than thân trách phận và trách luôn cả … doanh nghiệp vừa sa thải mình. Nhưng có một “bí mật” tận sâu bên trong quy trình nhân sự mang tên KEY PERSON.
Vì sao thất nghiệp?
Cũng nhiều lao động mất việc có thể tự đặt ra câu hỏi này cho bản thân và tự đưa ra những câu trả lời như kinh nghiệm còn thiếu, kỹ năng còn yếu, mối quan hệ lìu tìu…
Nhưng thực ra là “trong khó khăn tỏ lòng người”, “trong khủng hoảng xác định bản lĩnh”. Những lúc khó khăn, khủng hoảng cũng chính là lúc doanh nghiệp “tiện tay” thanh lọc nhân sự, xác định và gìn giữ Key persons.
Tiêu chí về key person xưa và nay đã khác nhau hoàn toàn.
Trước đây, key person là những nhân sự giỏi chuyên môn, khó có thể kiếm được nhân sự thay thế xứng tầm cho chuyên môn đó. Đôi khi còn được hiểu là nhân sự “không thể thay thế”, “báu vật của doanh nghiệp”.
Sang thời đại công nghệ tân tiến như hiện nay, không một chuyên môn nào không thể bị thay thế bởi robots – công cụ làm việc chính xác và ổn định tuyệt đối. Thậm chí, doanh nghiệp có thể thay đổi quy trình làm việc, thay đổi quy cách sản phẩm nếu như có một mắt xích chuyên môn nào đó bị đứt. Do đó, người giỏi, thậm chí rất giỏi về một chuyên môn nào đó cũng chỉ là một lợi thế, không phải key person như trước đây.
Key person ngày nay là những người luôn SẴN LÒNG “đồng cam cộng khổ” cùng doanh nghiệp, luôn CHẤP NHẬN hy sinh lợi ích cá nhân để cùng tập thể vượt qua những gian nan, thử thách, luôn CHỦ ĐỘNG trong những nhiệm vụ, tình huống mới phát sinh. Và thực tế là ngay cả key person bây giờ cũng không còn là “không thể thay thế”.
Trong cuốn sách “Tiểu sử Steve Jobs” có một câu chuyện thế này. Một chuyên viên thị trường quốc tế của Apple được người quản lý gọi đến chất vấn về tình hình suy giảm tại thị trường Trung Quốc. Anh này giải thích lý do và đề xuất một số giải pháp để xử lý vấn đề tại thị trường này. Người quản lý nghe xong chỉ nói một câu ngắn gọn: “Vậy anh còn ngồi đó làm gì?”. Ngay lập tức người chuyên viên kia bắt taxi ra thẳng sân bay để sang Trung Quốc.
Nếu bạn đang có suy nghĩ rằng đó là phong cách làm việc chỉ có thể có tại những tập đoàn quốc tế, lớn nhất nhì thế giới. Đúng! Và bạn cũng mãi chỉ là một người lao động quèn, có thể bị thay thế bất cứ lúc nào.
Có 4 tố chất cần phải trau giồi, rèn luyện để trở thành nhân sự luôn được trọng dụng, liên tục thăng tiến cả về chức vụ và thu nhập.
Đây chính là điều kiện cần của một Key person. Nó thể hiện cái “chất”, cái giá trị, cái năng lực thực sự của người lao động.
Trong bất cứ nhiệm vụ nào, người có tư duy luôn phải tìm ra những giải pháp tối ưu để có được kết quả tốt nhất, trong thời gian nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Tinh thần chiến thắng luôn có trong mỗi công việc của họ. Hành động không thể thiếu trong mỗi nhiệm vụ là KIỂM TRA. Kiểm tra toàn bộ quy trình, quá trình làm việc và kết quả thành phẩm xem đã đạt chưa, có điều gì cần đề xuất, bổ sung cho hoàn thiện hơn.
Có câu nói “Thái độ hơn trình độ”. Chính xác tuyệt đối trong mọi thời đại.
Trong rất nhiều nhân sự đang làm việc, nhiều trình độ khác nhau, nhiều kinh nghiệm khác nhau, nhiều tính cách khác nhau… thì thái độ làm việc chính là điểm khác biệt lớn nhất trong mắt người sử dụng lao động.
Thái độ biết ơn, phụng sự đối với Khách hàng – những người “trả lương” cho mình.
Thái độ đối tôn trọng với cấp trên – những người chấp nhận và đào tạo mình.
Thái độ với đồng nghiệp, đối tác,… – những người đang hỗ trợ mình hoàn thành nhiệm vụ.
Tinh thần trách nhiệm, tính chủ động xông pha đối với những nhiệm vụ mới thay vì ngồi chờ bị giao việc, áp chỉ tiêu.
Niềm tự hào đối với công việc mình đang làm, với sản phẩm mình tạo ra, với doanh nghiệp mình đang hưởng thu nhập.
Tâm huyết cống hiến toàn vẹn, lâu dài cho sự phát chung của cả doanh nghiệp và bản thân.
Để có được sự tận hiến, gắn bó dài lâu và trở thành “rường cột” của doanh nghiệp thì người lao động phải có đủ tầm nhìn về tương lai phát triển của doanh nghiệp, niềm tin vào Ban lãnh đạo, vào Thương hiệu doanh nghiệp, vào giá trị sản phẩm, dịch vụ mang lại cho cộng đồng.
Nếu điều kiện cần để trở thành key person là Tư duy thì điều kiện đủ chính là sự sáng tạo và khả năng thích ứng, đổi mới. Điều này chỉ có thể có được ở những nhân sự có tinh thần học tập suốt đời.
Học từ sách vở, trường lớp.
Học từ khách hàng, đồng nghiệp, đối tác, đối thủ.
Và học từ chính mình thông qua kinh nghiệm làm việc, những bài học từ sai sót, thất bại trong công việc.
♣♣♣
1. NGƯỜI THÔNG MINH: Công ty trả lương 5 triệu thì làm việc đúng 5 triệu, không hơn và cũng không kém, bởi vì sợ mình thiệt, sợ khổ bản thân mình. 10 năm sau vẫn lương 5 triệu. Khiến mình mãi thiệt.
2. NGƯỜI TRÍ TUỆ: Công ty trả lương 5 triệu, đồng ý và bỏ ra công sức gấp đôi số lương đó. Không sợ mệt, không sợ khổ. Có thể vài năm sau lương 50 triệu và bắt đầu lên giám đốc.
3. NGƯỜI CÓ CHÍ, CÓ TẦM NHÌN DÀI HẠN: Công ty trả lương 5 triệu, đồng ý và làm việc miệt mài không sợ gian khổ, thiệt thòi, tham gia vào cùng lãnh đạo công ty giải quyết mọi vấn đề khó khăn, năn giải, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, mối quan hệ. 3-5 năm sau đủ kinh nghiệm và vốn liếng, nghỉ việc mở công ty riêng làm chủ. Tháng kiếm 500 triệu. Cũng có thể sau đó vỡ nợ phá sản, cũng có thể thành công lớn.
4. NGƯỜI TRUNG THÀNH VÀ CÓ TRÍ TUỆ: Công ty trả lương 5 triệu, đồng ý và làm việc miệt mài không sợ gian khổ, thiệt thòi. Sau 5 năm được giao lại cả cơ đồ cho quản lý và phát triển.
5. NGƯỜI LIỀU MẠNG: Công ty trả lương 5 triệu, không đồng ý, chửi cả ông chủ. Bỏ đi, tay không một đồng bỏ ra ngoài bán hàng online. Vài năm sau ngồi bán trà đá. (Một số ít vẫn thành công).
6. NGƯỜI KÉN CHỌN: Công ty trả lương 5 triệu, chê ít, bỏ đi không làm, kiếm việc khác. Kiếm mãi không được việc như ý thì thất nghiệp, đồng ý tạm việc lương 4 triệu. Vài năm sau vẫn vậy vì mải mê đổi việc, lương dậm chân tại chỗ.
7. NGƯỜI “SỐ NHỌ”: Công ty trả lương 5tr, đồng ý và bỏ ra công sức gấp đôi số lương đó. Không sợ mệt, không sợ gian khổ, thiệt thòi. Vài năm sau lương vẫn 5 triệu. Nhưng đủ kinh nghiệm và vốn liếng nghỉ việc mở công ty riêng làm chủ. Vài năm sau gặp lại thấy ngồi bán trà đá.
Bạn là kiểu người nào? Biết mình muốn trở thành ai là điều vô cùng quan trọng. Dù là kiểu người nào đều cũng sẽ có những trải nghiệm quý giá riêng cho mình.
Nhưng hãy luôn nhớ, cố gắng hết sức trong mọi công việc không bao giờ là thiệt thòi, dù làm gì thì cũng hãy làm với cái tâm cống hiến.
Có TÂM ắt sẽ có TẦM!