Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Ước tính 50–55% dân số Việt nam mắc bệnh trĩ.
Phổ biến là vậy nhưng đây lại là căn bệnh “khó nói” của đa phần bệnh nhân. Và thường thì đến khi bệnh trở nặng, không chịu nổi nữa mới đi khám và điều trị.
Nguyên nhân bệnh trĩ thì có nhiều, nhưng bài viết này tôi chỉ tập trung 3 nguyên nhân chính: thiếu xơ thừa axit; thiếu vận động; thói quen “quê mùa”.
Điều này lý giải vì sao bệnh trĩ nhiều hơn ở người trẻ và nam giới.
Chế độ ăn thực vật nhiều sẽ giúp tạo ra các “lưới quét” chất thải ra khỏi cơ thể. Cộng thêm việc uống đủ nước sẽ giúp làm mềm chất thải và quá trình đào thải dễ dàng hơn.
Ngược lại, chế độ ăn nhiều động vật sẽ tích tụ nhiều chất thải khó tiêu, cùng lượng axit từ động vật khiến hệ tiêu hóa càng khó vận hành, dẫn đến không chỉ táo bón mà còn béo phì, tổn thương nội tạng. Đó là một nguyên nhân chính gây ra trĩ.
Giải pháp: Tăng cường chất xơ thông qua rau, củ, quả. Uống đủ nước (1-2 lít nước/ngày, tùy khả năng tiếp nhận của cơ thể). Giảm lượng thịt trong các bữa ăn, hàm lượng thịt/bữa chỉ chiếm tối đa 20%. Cắt hoặc giảm tối đa thức ăn nhanh, đồ uống công nghiệp.
Điều này lại lý giải tỉ lệ bệnh trĩ của dân văn phòng là rất cao.
Đa số những người làm việc văn phòng bây giờ có thời gian ngồi quá nhiều (hơn 10 tiếng/ngày), và thời gian ngồi, đứng liên tục quá dài (2-3 tiếng liên tục). Thói quen này không chỉ gây bệnh trĩ mà còn rất nhiều bệnh khác như cổ vai gáy, cột sống lưng, giãn tĩnh mạch, teo cơ, tim mạch…
Cơ thể “bất động” quá lâu và ngày qua ngày khiến việc luân chuyển khí huyết bị tắc nghẽn. Riêng với vấn đề trĩ, khi máu bị dồn vào các búi trĩ trong lúc rặn (do khó đi cầu) lâu dần sẽ làm phình búi trĩ. Sau một thời gian bị phình, máu sẽ tụ lại tại các búi trĩ, và khi bị căng quá sẽ rách búi trĩ gây chảy máu, có thể do rặn hoặc do vận động mạnh đột ngột. Không kịp thời điều trị sẽ gây nhiều biến chứng xấu.
Giải pháp:
Tập thể dục, tập Yoga, đi bộ mỗi ngày để lưu thông khí huyết.
Đi cầu thang bộ thay thang máy và làm việc nhà cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Sau 20-30 phút ngồi/đứng làm việc liên tục, di chuyển đi lại, thực hiện vài động tác căng giãn cơ thể để khí huyết lưu thông.
Tôi dùng từ “quê mùa” chỉ với ý nhằm nhấn mạnh vấn đề.
Thói quen không tốt nhiều người hay mắc phải này chính là ngồi xổm.
Ngồi xổm lâu (trên 5 phút) sẽ làm tăng áp lực ổ bụng xuống hậu môn, đẩy các búi trĩ ra ngoài.
Đặc biệt, với những người đang hoặc vừa kết thúc các bài vận động hoặc làm việc nặng mà ngồi xổm xuống thì ngay lập tức búi trĩ phải chịu áp lực rất lớn từ ổ bụng đang nóng.
Cứ như vậy, mỗi lần búi trĩ bị ép phình lên, đẩy ra ngoài và tạo thành bệnh trĩ.
Giải pháp: Tuyệt đối không ngồi xổm trong khi và sau khi vận động mạnh. Luôn ngồi trên ghế hoặc ngồi bệt xuống để tránh áp lực của ổ bụng lên búi trĩ. Mỗi khi kết thúc bài tập hoặc vận động mạnh, cần có ít nhất 5 phút nằm thư giãn thả lỏng để làm nguội cơ thể, máu quay trở lại tốc độ lưu thông bình thường, như vậy sẽ tránh tình trạng bị choáng, đột quỵ, căng cơ…
Trĩ có 4 cấp độ. Khi đã mắc bệnh trĩ thì có 2 giải pháp chính theo cấp độ bệnh trĩ.
Trĩ cấp độ 1 và 2 thì có thể điều trị theo các phương thuốc cổ truyền (đông y, nam y…) để hạn chế dược tố vào cơ thể.
Trĩ cấp độ 3 và 4 thì phải khám và tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Cao nhất là phẫu thuật. Hiện tại phương pháp phẫu thuật trĩ bằng công nghệ longo là triệt để và ít đau nhất, nhưng chi phí cao.
Và cách điều trị hiệu quả nhất trong tất cả các phương pháp đó chính là ngăn chặn ngay từ khi bệnh chưa xuất hiện. Bằng một lối sống thông minh về dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi như đã trình bày ở trên.
Đây là chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của tôi – Mr Mạnh, người đã phải “đeo” căn bệnh trĩ quái ác cấp độ 4 gần chục năm. Cùng với rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chỉ đến khi thực hiện phẫu thuật bằng công nghệ longo thì mới xử lý dứt điểm được bệnh.
Tham khảo thêm:
Bệnh trĩ và những điều nên biết
Có thể bạn quan tâm: Thế giới Yoga