– Tuổi: Càng lớn tuổi, nguy cơ tăng huyết áp càng cao
– Chủng tộc: Người da den có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người da trắng
– Giới tính: Ở người trẻ và giai đoạn đầu của tuổi trung niên, nam có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn nữ. Khoảng 55-64 tuổi, nguy cơ tăng huyết áp ở hai giới là bằng nhau, và đến trên 64 tuổi, nữ lại có nguy cơ cao hơn nam.
– Tiền sử gia đình: Nguy cơ có xu hướng cao đối với các thành viên trong gia đình có người bị tăng huyết áp.
– Béo phì: Cân nặng cơ thể càng cao, nhu cầu ôxy và dinh dưỡng cho chúng càng tăng và lượng máu trong hệ tuần hoàn đảm trách nhiệm vụ này cũng tăng cao hơn người gầy, do vậy nguy cơ tăng huyết áp cao hơn.
– Ít hoạt động thể lực, góp phần tăng nguy cơ béo phì: Người ít hoạt động thân thể cũng có xu hướng có nhịp tim nhanh, cơ tim phải làm việc nặng nhọc hơn mỗi lần co bóp, dẫn đến tăng áp lực máu trên thành động mạch.
– Hút thuốc lá: Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương các tế bào lót mặt trong thành động mạch của bạn, gây ra sự kết tập tiểu cầu, lắng đọng cholesterol và dần dần tạo nên những mảng xơ vữa. Nicotine trong khói thuốc lá còn làm co thắt các mạch máu và buộc tim bạn phải hoạt động mệt mỏi hơn.
– Nhạy cảm với muối Natri: Nhưng người này nhạy cảm với Natri hơn và cơ thể dễ giữ lại muối Natri gây ứ trệ dịch, tăng áp lực máu.
– Hạ Kali huyết: Kali là một chất điện giải quan trọng giúp duy trì cân bằng Natri trong tế bào. Nếu bạp nhập vào không đủ lượng Kali, Natri sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể gây tăng huyết áp.
– Uống quá nhiều rượu: Người ta vẫn chưa hiểu rõ bằng cách nào và tại sao rượu có thể gây tăng huyết áp. Tuy nhiên nếu nghiện rượu lâu dài, cơ tim của bạn sẽ bị tổn thương và suy yếu.
– Stress: Tình trạng stress nặng có thể gây tăng huyết tạm thời nhưng nguy hiểm. Huyết áp càng tăng nặng hơn nếu bạn tìm cách thư giãn cải thiện stress bằng việc ăn nhiều hơn, hút thuốc lá hay uống rượu nhiều.
Rượu bia
Nếu phát hiện mình bị tăng huyết áp, bạn phải kiểm soát nó chặt chẽ. Sự tăng áp lực liên tục lên thành động mạch sẽ gây nhiều tổn thương nặng nề nhiều cơ quan sinh tồn của cơ thể. Huyết áp tăng càng cao, thời gian không kiểm soát tăng huyết áp càng nhiều thì các tổn thương càng nặng. Khi các triệu chứng xuất hiện thì bạn đã bị một tổn thương nào đó rồi.
Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan trực tiếp giữa tăng huyết áp không kiểm soát và tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, rối loạn thị giác,… tăng huyết áp có thể gây ra các rối loạn sau:
– Tổn thương động mạch: Xơ cứng động mạch (động mạch trở nên dày và cứng, mất độ đản hồi), xơ vữa động mạch (lắng đọng mỡ thành những mảng ở mặt trong thành động mạch) và phình động mạch (mạch máu có đoạn bị phình lớn)
– Dày các buồng tim có nhiệm vụ bơm máu: Gọi là bệnh phì đại buồng thất trái, có thể dẫn đến hậu quả suy tim. Để chống lại áp lực máu cao trong động mạch, cơ tim phải tăng cường hoạt động và dày lên. Nhu cầu ôxy và năng lượng cho cơ tim cũng tăng, trong khi lượng máu đến nuôi cơ tim không đủ. Đồng thời, khi cơ tim dày lên và hoạt động nhiều, lượng máu mà tim bóp ra để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể cũng tăng lên và gây ứ trệ dịch ở phổi và các chi.
– Tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não, gây tai biến mạch máu não và đột quỵ.
– Yếu, hẹp mạch máu ở thận.
– Dày, hẹp hoặc vỡ các mạch máu võng mạc, có thể gây mù mắt.
Bạn hãy thực hiện sự phòng ngừa ngay từ bây giờ. Kết quả sẽ rất tuyệt vời, nếu như bạn kiểm soát tốt huyết áp của mình trong 5 năm, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20% và nguy cơ suy tim giảm đến 50% hoặc hơn.
Tổng hợp
Khóa học yoga cơ bản cho người mới
Lớp tập yoga thường xuyên mỗi ngày