Theo bạn, 30 phút tập thể dục và 30 phút để kéo dài giấc ngủ nuông chiều bản thân vào buổi sáng, bên nào mang lại hữu dụng biên cao hơn?
Phần lớn mọi người đều nghĩ việc nằm trên giường ngủ thêm 30 phút sẽ làm cho mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy những người chịu khó dành thời gian tập thể dục vào buổi sáng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Khi các hoạt động cơ bắp làm cơ thể nóng lên, trong cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng chất hóa học khiến con người cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng, điều này tuyệt vời hơn rất nhiều so với việc ủ ấm mình trong chăn. Đây chính là cảm giác mà Endorphins– một trong những hormone hạnh phúc mang lại. Ngoài Endorphins thì những hormone nào sẽ tác động đến cảm nhận hạnh phúc của con người?
Chúng bao gồm Endorphin, Dopamine, Serotonin và Oxytocin.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 4 loại hormone này.
Endorphin được xem là liều thuốc “giảm đau” và giảm stress tự nhiên của cơ thể. Bắt nguồn từ cụm từ “endogenous morphine” nghĩa là “morphin trong cơ thể”, endorphins do tuyến yên cư ngụ tại vùng dưới đồi “bào chế”, có tác dụng sản sinh cảm giác thư thái, phấn chấn, lạc quan yêu đời, ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng, giảm cơn đau, stress và làm chậm quá trình lão hóa.
Endorphin được giải phóng trong quá trình thực hiện các hoạt động tập luyện. Chúng có tác dụng ngăn chặn cơn đau và xoa dịu cảm giác khó chịu. Trong quá trình xây dựng niềm hạnh phúc, chất này sẽ giúp con ngươì củng cố thể lực và cảm thấy tràn đầy năng lượng.
Cơ thể con người có đến 20 loại endorphins khác nhau, tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường lượng nội tiết tố hạnh phúc này bằng cách:
Hormone dopamine là hormone tạo cảm giác dễ chịu và niềm vui. Hormone này được giải phóng khi bạn cố gắng phấn đấu vì một mục tiêu nhất định nào đó. Chúng thúc đẩy bạn nỗ lực làm việc hơn để chạm tới đích. Đồng thời, dopamine cũng giúp nâng cao tinh thần và sự tập trung.
Dopamine mang lại niềm vui và cảm giác hài lòng tức thời, khiến con người muốn có được nó nhiều hơn. Rượu bia và các chất kích thích chứa cocain, nicotin chứa một hàm lượng Dopamine đáng kể. Đó là lí do con người thường tìm đến chúng khi gặp căng thẳng. Dopamine còn được nạp vào cơ thể khi chúng ta bằng cảm giác hoàn thành.
Quá trình nảy sinh mong muốn đạt được và nỗ lực đi đến hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ làm tăng sự hài lòng, tức lượng dopamine trong ta. Vì vậy con người có xu hướng muốn đạt được nhiều thành tựu, hoàn thành càng nhiều mục tiêu thì mức độ thỏa mãn càng tăng cao.
Ta có thể tăng cường lượng Dopamine trong cơ thể bằng cách:
Người ta gọi serotonin là hormone hạnh phúc vì nó có tác động rất lớn đến trạng thái vui buồn của bạn. Serotonin giúp điều tiết tâm trạng và chống trầm cảm. Hormone này có tác dụng như một loại thuốc trợ ngủ tự nhiên.
Thậm chí, serotonin còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự thèm ăn và ham muốn tình dục. Nếu cảm thấy mình đang xuống tinh thần nghiêm trọng hoặc dễ xúc động hơn bình thường, chẳng hạn như bật khóc nức nở khi xem một bộ phim Hàn Quốc, điều đó có nghĩa là lượng serotonin trong cơ thể bạn khá thấp. Stress một thời gian dài sẽ làm cạn kiệt lượng serotonin.
Chúng ta hoàn toàn điều khiển được lượng Hormone serotonin trong cơ thể bằng cách:
Khi nhắc đến hormone Serotonin, người ta thường nhắc đến một hội chứng đi kèm – “hội chứng Serotonin”. Serotonin là một chất hóa học được sản xuất bởi cơ thể, cho phép các tế bào não và các tế bào khác của hệ thần kinh liên lạc với nhau. Quá ít serotonin trong não có thể đóng vai trò gây trầm cảm.
Tuy nhiên, quá nhiều serotonin có thể dẫn đến tăng hoạt động tế bào thần kinh quá mức và gây ra một loạt các triệu chứng có khả năng gây tử vong, còn gọi là “hội chứng serotonin”.
Khi bị hội chứng serotonin, người bệnh thường có biểu hiện lú lẫn, kích động hoặc bồn chồn, giảm tập trung chú ý, đau đầu, thay đổi huyết áp và/hoặc nhiệt độ, buồn nôn và/hoặc nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, đau cơ hoặc co giật cơ, rung mình, vã mồ hôi… Trường hợp nặng, hội chứng serotonin có thể đe dọa tính mạng.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng như: sốt cao, co giật động kinh, nhịp tim không đều, bất tỉnh… người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Oxytocin là hormone tình yêu, khiến bạn có cảm giác muốn được yêu thương và tin tưởng đối phương nhiều hơn. Oxytocin được sản sinh với số lượng lớn khi quan hệ tình dục. Những cử chỉ âu yếm như ôm, hôn cũng có tác dụng tương tự.
Chất hóa học này được biết đến như “keo hóa học” và đảm nhận trách nhiệm của một người liên kết. Nó có tác dụng duy trì bền vững cuộc sống hôn nhân và tình cảm bằng cách khiến cho người đàn ông tìm cách lảng tránh những đối tượng là phụ nữ hấp dẫn. Những người sở hữu nhiều oxytocin trong máu có xu hướng gắn bó với bạn tình hơn.
Ngoài ra, oxytocin còn tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc tích cực của con người như thái độ tin tưởng, cảm thông và lòng khoan dung. Nó cũng giúp tăng tính gắn kết giữa bố mẹ và con cái.
Chúng ta có thể sản sinh Oxytocin trong cơ thể bằng cách:
Hạnh phúc là phải luôn tìm kiếm, chính vì thế, không vì lý do gì mà bạn không tự tạo ra niềm vui cho chính bản thân mình. Bạn có thể tiềm kiếm một thú vui mới, làm những điều nhỏ nhặt hàng ngày mà mình thích…. Những niềm vui lớn sẽ xuất phát từ những niềm vui đơn giản và nhỏ nhặt
Mỗi ngày làm một thứ gì đó khẳng định lại vẻ đẹp và niềm vui cuộc sống. Cho dù là đi dạo, làm vườn, ngồi chơi với trẻ em trong công viên, thưởng thức âm nhạc yêu thích, hoặc chỉ ngồi ngắm hoa trong vườn, hãy tự cho phép mình nhớ lại những gì đẹp đẽ quanh ta…. Những điều này hoàn toàn giúp ích cho việc kích thích hormone hạnh phúc phát triển.
Ngoài ra, hãy thường xuyên tập luyện thể thao. Không chỉ giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh hơn, luyện tập thể thao còn có thể giúp bạn giải phóng năng lượng xấu và hấp thụ những hormone hạnh phúc cho cơ thể. Khi các hoạt động cơ bắp làm cơ thể nóng lên, trong cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng chất hóa học khiến con người cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng.
Và cũng đừng quên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm ít béo, giàu dinh dưỡng. Cũng đừng boa giờ ép bản thân vào một chế độ ăn uống kiêng khem quá khắc nghiệt. Bởi được ăn đầy đủ dinh dưỡng, được thưởng thức một món ngon cũng là một niềm hạnh phúc của cuộc sống.
Mục đích cuối cùng của cuộc sống là hạnh phúc. Mọi nỗ lực của con người đều xuất phát từ khát vọng đạt được hạnh phúc. Thực chất, hormone hạnh phúc đã luôn tồn tại trong cơ thể mỗi người. Nó chính là những Endorphin, Dopamine, Serintonin, Oxytocin đang chờ được kích hoạt.
Khi liên tưởng đến, những thành tựu sắp đạt được, sự ngưỡng mộ của đám đông và những hình ảnh ngọt ngào trong tình yêu, bạn có thấy cơ thể mình cũng đầy ắp niềm vui, niềm khát khao và sự hưng phấn?
Mỗi loại hormone hạnh phúc có một cách kích hoạt riêng. Nhiệm vụ của ta chính tìm cách kích hoạt chúng 1 cách đúng đắn và hợp lý để có thể trải nghiệm được cảm giác hạnh phúc của riêng mình.
Nguồn: Tâm lý học hiện đại.
Có thể bạn quan tâm:
Khóa học yoga cơ bản cho người mới
Lớp tập yoga thường xuyên mỗi ngày
Inside Flow Yoga – Yoga với nhạc