HIỂU RÕ ĐỂ KHÔNG MẤT THỜI GIAN LÀM GIÀU VÔ ÍCH
Con trẻ mới nói chuyện đúng sai, người trưởng thành nói chuyện lợi ích.
Khác biệt lớn nhất giữa người với người nằm ở nhận thức.
Thứ mà mỗi người nhìn thấy đều chỉ là một phần của thế giới thực tế.
Trước đó tôi luôn luôn lấy một ví dụ như này. Hôm nay nóng quá, đây có phải sự thật? Đây không phải sự thật.
Hôm nay 30 độ, đó mới là thực tế. Nóng là quan điểm của bạn, còn tôi thì thấy bình thường. Sự thật, nó tồn tại khách quan, nó độc lập với phán đoán của con người.
Thế giới hiện thực, nó nhiều khi phức tạp tới nỗi bạn không thể phán đoán được đâu là sự thật.
Chẳng hạn, bạn nhìn vào mặt trên của hình trụ và nói rằng nó là hình tròn.
Bạn nhìn mặt bên thì lại bảo nó là hình vuông.
Cái sự thật mà con cá trong hồ nước trông thấy đó là thế giới này hình cầu, nhưng sự thật mà bạn nhìn thấy lại không phải như vậy, bạn nói với cá, thế giới rộng lớn lắm, rộng lớn hơn cái hồ mà nó đang ở rất nhiều.
Cá lại nói với bạn, thế giới rất lớn, và với nó, thì thế giới lớn như cái hồ vậy.
Bạn và con cá vĩnh viễn sẽ không bao giờ có thể thuyết phục được nhau.
Bởi lẽ bạn luôn cho rằng thứ mình nhận thấy trong tầm nhận thức của mình mới là sự thật.
Vậy phải làm sao?
Có một cư dân mạng chia sẻ một câu chuyện rất thú vị như sau:
“Một lần trên máy bay, có một cô ngồi sang chỗ của mình, tôi nói cô ấy làm ơn chuyển sang ghế của mình để tôi ngồi, cô ấy lại chỉ vào chỗ của mình rồi ngang ngược nói: cháu ngồi đó đi, cô với cháu đổi chỗ.
Vậy là tôi nói với cô ấy: cô ơi cô biết không, nếu mà cái máy bay này nổ, hai chúng ta đều chết cháy, dính vào cái chỗ ngồi này, người nhà cô nhất định sẽ tìm thi thể cô theo số ghế, rồi mang thi thể cháu về nhà để cúng, mỗi ngày con cái cháu chắt yêu quý của cô đều cúi đầu trước cháu, cô có vui không?
Cô ấy nghe xong, không nói không rằng lập tức quay về chỗ ngồi của mình”.
Người khác có thể thấy bạn nữ đó không biết kính già nhường trẻ, không biết nhường nhịn hay là một đứa mồm mép, nhưng thế giới của người trưởng thành, rất nhiều trường hợp, không nói chuyện đúng sai, chỉ nói chuyện lợi ích, không để tình cảm xen vào, lấy bằng chứng ra hẳn hoi.
Đừng nổi lên cái hứng tranh cãi với đối phương khi họ đang ở trong trạng thái cảm xúc kích động giữa đám đông, bởi lẽ càng tranh cãi, người chịu thiệt cuối cùng sẽ là bạn.
Chỉ có trẻ con mới nói chuyện đúng sai, người lớn là phải nói về lợi ích.
Sự tự giác kỷ luật lớn nhất của người trưởng thành đó là khắc phục cái mong muốn đi “chỉnh” người khác lại.
Quan điểm mỗi người là khác nhau, nếu không đã chẳng sinh ra hai từ “bảo thủ”, nếu xảy ra tranh chấp với đối phương, đừng hi vọng lấy cái tình ra để nói chuyện với họ, cũng đừng mong họ thay đổi quan điểm của mình, hãy dùng tới cái lý, đánh vào lợi ích mà triển khai, đúng hay sai, người thông minh ắt hiểu.
Bạn cho là mình đúng, nhưng cũng không cần thiết phải thuyết phục người khác tán đồng với cái đúng đó của bạn.
Tiếng anh có một cụm từ là “good for you”.
Khi bạn muốn làm một việc gì đó, bạn hào hứng chia sẻ với người khác, rồi sau đó hỏi “Cậu thấy thế nào?”, họ có thể nói “Good for you”.
Cái “good for you” này, không phải có ý là “Tôi cũng thấy hay lắm”, mà ý của nó là, “Cậu muốn làm thì cứ làm thôi, cậu thấy ok là được, không cần phải để ý tới quan điểm của người khác”.
Ý gì? Ý là, tôi thấy ra sao không quan trọng, quan trọng là bạn thấy ra sao, bởi lẽ đây là hành vi của bạn, kết quả của bạn, lợi ích của bạn và cả cái giá mà bạn tự phải trả.
Tất cả đều là của bạn, bạn phải chịu trách nhiệm cho nó, còn tôi thì chúc phúc cho bạn.
Còn một câu nữa đó là, “I agree to your disagree”, có nghĩa là “ok, tôi đồng ý là bạn không tán thành với tôi”.
Ý là, quan điểm của tôi là thế này, bạn không đồng ý, tôi cũng không có vấn đề gì cả, thoải mái thôi.
Tôi chỉ muốn nói với bạn là, bạn nhìn nhận ra sao, tôi không muốn thuyết phục bạn, tôi cũng chẳng thể thuyết phục được bạn.
Quan điểm của chúng ta khác nhau, đây là chuyện rất bình thường.
Vì sao tôi lại nhắc tới hai cụm từ tiếng anh “Good for you” và “I agree to your disagree” này?
Đó là bởi tôi muốn bạn hiểu về một kiểu phương thức tư duy, chính là “biểu đạt nhưng không thuyết phục”.
Chúng ta khi đưa ra một quan điểm hay bày tỏ một điều gì đó thì thường có thói quen muốn thuyết phục người khác cũng nghĩ giống mình, nhưng điều này là không cần thiết.
Không phải cứ là bạn cho là mình đúng thì liền đi thuyết phục người khác nghĩ giống mình.
Người khác là người chịu trách nhiệm cho hậu quả trong hành vi của mình, vì vậy, họ có quyền quyết định góc nhìn, quan điểm của mình.
Bạn có thể nói ra, có thể bày tỏ, biểu đạt ra, nhưng bạn không cần phải thuyết phục ai phải giống mình cả.
Sau này, khi bạn bày tỏ xong, họ không đồng ý, bạn có thể nói: “Ừm, good for you, I agree to your disagree”.
Lời kết:
Dù là bạn bè, công việc hay tình yêu, nếu bạn cảm thấy có sự phù hợp đặc biệt với đối phương, giao tiếp thoải mái, vui vẻ, bạn có biết điều này có ý nghĩa gì không?
1% khả năng bạn đã gặp được tri kỷ.
99% khả năng bạn đã gặp một người có chỉ số IQ và EQ kinh nghiệm cao hơn bạn và họ chỉ đang tỏ ra bao dung với bạn vì một lý do nào đó.
Chỉ cần họ muốn, họ có thể giống như mọi người ở cùng cấp độ với bạn, khiến bạn cảm thấy dễ chịu như một làn gió xuân.
Trong cuộc sống, sẽ luôn gặp phải những người như này:
Quan điểm của họ vĩnh viễn được quyết định bởi đối phương. Chỉ cần đối phương tán đồng, họ sẽ phản đối, hoặc ngược lại.
Bạn nói con lạc đà lớn hơn con ngựa, họ sẽ nói, tôi từng gặp con lạc đà nhỏ, nó nhỏ hơn con ngựa.
Lúc này, việc bạn cần làm là mỉm cười thân thiện, nói với họ “ừm, bạn nói gì cũng đúng hết”, rồi hãy im lặng.
Bởi lẽ dù có tiếp tục tranh luận, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ có thể giúp họ thiết lập được một thế giới quan điểm toàn diện hơn, bởi chính họ cũng luôn chỉ chìm đắm trong thế giới nhỏ bé của mình rồi dương dương đắc ý.
Sự tự giác kỷ luật lớn nhất của một người trưởng thành đó là cố gắng tương thích với nhiều quan điểm trên thế giới này, khắc phục cái mong muốn muốn thay đổi người khác của mình lại.
💞
NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ XÂY NÊN NGHIỆP LỚN, ĐỀU SỞ HỮU 7 TƯ DUY KIẾM TIỀN NÀY
👉 Tư duy 1: “Thương đạo” là “nhân đạo”, muốn làm kinh doanh, trước tiên hãy làm người.
Con đường kinh doanh chính là con đường làm người, muốn làm kinh doanh, trước tiên, phải học cách làm người, đây là chìa khóa mấu chốt để dẫn đến thành công.
Trên thương trường, nhiều người hoặc là tầm thường hoặc là cuối cùng thất bại, không phải vì họ không đủ thông minh mà là vì cái đức của họ chưa đủ. Làm người là một môn nghệ thuật kì diệu, nếu đã là nghệ thuật, vậy thì bạn phải dùng tâm để hiểu, lĩnh ngộ và cảm nhận.
Những người biết cách làm người trước, rồi sau đó mới làm kinh doanh thì tài khí mới thịnh vượng, tiền vào như nước cũng chỉ là chuyện một sớm một chiều, trăng đến rằm thì trăng sẽ tròn. Còn phần lớn những kẻ làm người thất bại thì dù có “phất lên sau một đêm” thì kết cục cũng không tốt đẹp gì.
👉 Tư duy 2: Không có phương pháp cố định để kinh doanh thành công, kinh doanh cần phải linh hoạt và thay đổi.
Lý Gia Thành, tỷ phú Hồng Kông, người giàu thứ 23 trên thế giới có một quan điểm nổi tiếng rằng “thương giả vô vực”, ông tin rằng không có cái gọi là quy luật bất biến trong kinh doanh, muốn làm doanh nghiệp bạn phải linh hoạt, nhanh nhẹn, biến hóa khôn lường và không được phép tuân thủ theo một lối suy nghĩ.
Thật vậy, thương trường luôn chứa đầy những thay đổi, thị trường cũng không phải lúc nào cũng đứng im. Muốn có một chỗ đứng nhất định trên thương trường, các sản phẩm của bạn có thể là “độc môn”, nhưng tư duy thì luôn phải linh hoạt và phải có tính mới. Cái gọi là “một mánh mới, ăn cả trời” cũng là dựa trên chữ “mới” mà ra.
👉 Tư duy 3: Trong giai đoạn khởi nghiệp, phải biết chịu khổ, làm được ông chủ thì cũng phải ngủ được sàn đất.
Không có ai tự nhiên “phất” lên được cả, muốn làm lớn phải biết chịu đựng khó khăn và gian khổ. Cứ nhìn Nhậm Chính Phi, ông chủ của tập đoàn Huawei khuấy động mạng xã hội, khiến cả thế giới quan tâm trong vài tháng gần đây, hay đơn cử như ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup, bạn sẽ thấy tinh thần chăm chỉ, biết chịu cực quý giá đến đâu.
Tuy nhiên, giai đoạn khởi nghiệp vẫn là giai đoạn mà bạn cần phải có sức chịu đựng giỏi nhất, có gan làm ông chủ thì cũng phải ngủ được trên sàn đất, bạn thậm chí còn phải vất vả hơn cả nhân viên của mình.
Ngoài ra, cái gọi là khó khăn và sức chịu đựng còn có một ý nghĩa khác, đó là khi đối mặt với những thất bại và bất lợi, bạn không thể đổ lỗi cho người khác, thay vào đó luôn phải giữ cho mình một cái đầu lạnh, mỉm cười trước thất bại. Biết là khó, nhưng, đằng sau thất bại chính là suối nguồn của cải, muốn tắm trong đó, bạn sẽ phải trả một cái giá đắt hơn người khác.
👉 Tư duy 4: Dám là người đầu tiên, không sợ không có tiền để kiếm tiền, chỉ sợ có tiền nhưng không dám kiếm.
Có người nói “Mạnh dạn thì thành công mà rụt rè thì chết đói”, cũng có người nói “Thành công trọng chi tiết, phú quý cầu mạo hiểm”, bất kể kinh doanh hay khởi nghiệp, bạn phải táo bạo và dám mạo hiểm, dám chiến đấu, dám trở thành người đầu tiên. Miễn là có cơ hội kinh doanh có lợi nhuận, đừng từ bỏ nó vì bạn sợ mạo hiểm, bởi lẽ thương trường chính là nơi mà các nhà thám hiểm có thể tồn tại.
👉 Tư duy 5: “Dĩ tốc vi bản”, ai nhanh kẻ đó là vua, trong “nhanh” có vàng.
Một bước đi trước, bước bước dẫn đầu, trong thời đại “cá lớn ăn cá nhỏ, cá nhanh ăn cá chậm” này, tốc độ đã trở thành một trong những quy tắc cơ bản quyết định độ lớn mạnh của doanh nghiệp.
Do đó, bất kể bắt đầu kinh doanh hay khởi nghiệp, bạn phải “bắt trend” nhanh hơn ai hết, nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhanh chóng tung ra sản phẩm và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường … Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể bất khả chiến bại.
👉 Tư duy 6: Giỏi nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhận định tình hình, xem xét thời thế.
Cơ hội kinh doanh luôn luôn có, nhưng đôi khi nó lại bị ẩn đi. Chỉ những doanh nhân có con mắt tinh tường, giỏi phán đoán tình huống và có những hành động thiết thực mới có thể nắm bắt và sử dụng cơ hội kinh doanh đồng thời kịp thời biến chúng thành lợi nhuận và sự giàu có, như Jack Ma nói: “Kinh doanh ngày càng khó làm, nhưng càng khó thì cơ hội càng cao, mấu chốt là ở tầm nhìn”.
👉 Tư duy 7: “Nhân mạch” là “Kim mạch”, quan hệ xã hội là tài sản, trước tiên kết một mạng lưới quan hệ rồi sau đó xông pha thiên hạ.
Ở xã hội này, quan hệ xã hội là một nguồn lực vô cùng có giá trị. Trong nhiều trường hợp, quan hệ xã hội chính là một nguồn tài chính, có thể được trực tiếp chuyển đổi thành sự giàu có. Bất kể bạn đang bắt đầu kinh doanh hay có ý định khởi nghiệp, việc kiếm tiền sẽ dễ dàng hơn bằng cách thiết lập một mạng lưới quan hệ, sau đó tìm kiếm, nắm bắt và sử dụng các cơ hội kinh doanh. Đây là một lý do tại sao những người lớn tuổi, quan hệ xã hội rộng lại có nhiều khả năng thành công hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Làm thế nào để có sức đề kháng tự nhiên hoàn hảo
HLV Yoga cá nhân – PT Yoga: xu thế hay giải pháp