Tại sao cùng xin phép sư phụ đi hút thuốc mà 1 người bị đánh, 1 người lại được cho phép? Khác biệt nằm ở đâu mà dẫn đến kết cục như vậy?
Xin phép đi hút thuốc
Có hai người A và B đến tu thiền cùng một vị sư phụ. Cả hai đều rất chịu khó, nhưng hai người vẫn thấy rất khổ sở bởi họ đều là người nghiện thuốc lá.
Vì sư phụ rất nghiêm khắc nên hai người họ đều phải cố gắng nín nhịn. Cuối cùng cũng có ngày họ nhịn không nổi bèn lần lượt đi xin sư phụ cho phép hút thuốc.
Người A đi xin sư phụ trước, kết quả bị sư phụ đánh cho một trận.
Sau đó người B cũng đi xin sư phụ, nhưng kết quả lại được sư phụ đồng ý.
A thấy kì lạ không hiểu tại sao sư phụ lại thiên vị B như vậy?
B mới hỏi A, thế cậu đã hỏi sư phụ như thế nào. A trả lời: “Tôi hỏi sư phụ rằng đang lúc tu thiền con có thể hút thuốc lá không?” B nghe vậy nói rằng: “Cậu hỏi như thế chẳng trách bị sư phụ đánh”.
B nói tiếp: “Tôi hỏi sư phụ rằng, lúc hút thuốc liệu có thể tu thiền không thưa thầy?” Sư phụ trả lời ngay: “Tất nhiên là có thể”.
Đây chính là cái hay trong nghệ thuật giao tiếp. Khi giao tiếp với người khác đừng chỉ chăm chăm vào mục đích của bản thân mà phải đặt mong muốn ý nguyện của đối phương làm mục đích giao tiếp. Như thế mới có thể đạt được mục đích thực sự của mình.
Câu chuyện này còn muốn nói với chúng ta rằng, giao tiếp là để mọi người cùng đạt được một nhận thức chung, hướng tới một mục tiêu chung, chứ không phải để chứng minh bạn đang muốn cái gì.
Tất nhiên, nếu bạn bám sát vào mục tiêu chung khi giao tiếp thì cuộc giao tiếp ấy sẽ đi đến một quan điểm nhất quán và mọi người cũng thấu hiểu nhau hơn. Nhưng nếu bạn chỉ muốn diễn đạt những việc bạn muốn làm thì cho dù mục đích của bạn là đúng, nhưng bạn sẽ không có được tiếng nói chung và kết quả là chuyện này cũng không giải quyết được.
Lời bình: Mục đích của giao tiếp là để đạt được sự đồng thuận về ý kiến của đôi bên chứ không phải để truyền tải thông điệp cá nhân!
Được trọng dụng nhờ đối đáp khôn ngoan
Truyện kể rằng, vào thời nhà Tống, có một chàng trai trẻ tuổi vào thành tham dự kỳ thi. Trên đường đi thi bắt gặp một người đang bày sạp bán tranh.
Chàng trai rất thích hội họa và thư pháp nên liền bước tới xem. Tiếc rằng bức họa ấy không đạt thẩm mỹ quan nên anh chỉ nhìn lướt qua rồi chuẩn bị rời đi.
Đang tính xoay người đi thì người bán tranh bỗng gọi anh lại và hỏi: “Cậu thấy bức tranh của tôi đáng giá bao nhiêu tiền?”. Anh ta thẳng thắn đáp: “Thứ cho tôi nói thẳng, bức tranh của ngài chỉ đáng một hai lượng bạc thôi”, dứt lời liền tiếp tục lên đường.
Người bán tranh tỏ vẻ không vui nhưng cũng không tức giận.
Sau đó, chàng trai đỗ tú tài, được đến triều đình diện kiến hoàng thượng. Tại đây cậu kinh ngạc phát hiện ra, hoàng thượng lại chính là người bán tranh ngày hôm ấy. Cậu không hề biết rằng hoàng thượng bán tranh chỉ là đang giả trang, mục đích thực sự là để cải trang vi hành.
Hoàng thượng cũng nhận ra anh, muốn kiểm tra anh một lần nữa nên liền lấy bức tranh bày giao bán lúc trước ra hỏi lại anh: “Ngươi cảm thấy bức tranh này đáng giá bao nhiêu?”.
Đây thực là một vấn đề nan giải. Bởi nếu vẫn nói chỉ đáng một hai lượng bạc thì có vẻ đại nghịch bất đạo.
Nhưng anh lại càng không muốn đi ngược lại giá trị quan của mình chỉ để lấy lòng hoàng thượng nên bèn nhanh trí nói: “Nếu bức tranh này là thánh thượng ban tặng cho thần thì nó quả là một báu vật vô giá, nhưng nếu đem đi bán thì nó chỉ đáng giá một hai lượng bạc mà thôi”.
Hoàng thượng nghe vậy không những không khó chịu mà còn rất vui mừng. Mừng vì mình đã tìm được một thân sĩ trung thành lại trí tuệ hơn người. Từ đó, chàng trai nhận được sự tín nhiệm và trọng dụng của hoàng thượng.
Lời bình: Đừng bóp méo những lời nói thật lòng mình, còn làm sao để biểu đạt ra thì cần phải có kỹ năng ứng xử tinh tế khéo léo.
Nguồn sưu tầm.
Khóa học yoga cơ bản cho người mới
Lớp tập yoga thường xuyên mỗi ngày